Jocelyn Bell Burnell


Jocelyn Bell Burnell

Bell Burnell năm 2009
SinhSusan Jocelyn Bell
15 tháng 7, 1943 [1]
Lurgan, Bắc Ireland[2]
Học vịTrường Mount, York
Trường lớp
Nổi tiếng vìKhám phá ra các sao xung[3]
Phối ngẫu
Martin Burnell
(cưới 1968⁠–⁠1993)
Con cáiGavin Burnell
Giải thưởng
Websitewww2.physics.ox.ac.uk/contacts/people/bellburnell
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý thiên văn
Nơi công tác
Luận án (1968)
Người hướng dẫn luận án tiến sĩAntony Hewish[4][5][6]
Ảnh hưởng bởi
  • Fred Hoyle Frontiers of Astronomy (1955)
  • Henry Tillott[7] (giáo viên vật lý của cô)
Cảnh báo: Page using Template:Infobox scientist with unknown parameter "tác phẩm" (thông báo này chỉ được hiển thị trong bản xem trước).

Dame Susan Jocelyn Bell Burnell DBE FRS FRSE FRAS FInstP (/bɜːrˈnɛl/, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1943) là một nhà vật lý thiên văn Bắc Ireland. Khi đang là một sinh viên sau đại học, bà đã phát hiện ra tín hiệu vô tuyến từ sao xung (pulsar) đầu tiên vào năm 1967.[9] Phát hiện của bà được ghi nhận là "một trong những thành tựu khoa học quan trọng nhất của thế kỷ XX". [10] Phát hiện này sau đó được trao giải Nobel Vật lý năm 1974 cho người hướng dẫn luận án của bà Antony Hewish[5][6] và nửa còn lại cho nhà thiên văn học Martin Ryle. Bell đã không được trao giải cùng, mặc dù là người đầu tiên phát hiện, quan sát và phân tích chính xác các sao xung.[11]

Bài báo công bố phát hiện các sao xung có 5 tác giả. Tên của Hewish được liệt kê đầu tiên, Bell đứng thứ hai. Hewish đã được trao giải Nobel, cùng với Martin Ryle, mà không có Jocelyn Bell Burnell với tư cách là người đồng nhận giải. Nhiều nhà thiên văn học nổi tiếng đã chỉ trích sự thiếu sót này,[12] bao gồm cả Sir Fred Hoyle.[13][14] Vào năm 1977, Bell Burnell đã làm giảm cuộc tranh luận này, nói rằng, "Tôi tin rằng giải Nobel sẽ mất đi danh giá nếu như nó được trao cho sinh viên nghiên cứu, ngoại trừ những trường hợp rất đặc biệt, và tôi không tin rằng tôi là một trong số họ." Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, đã thông báo giải Nobel Vật lý năm 1974,[15] đã trích dẫn Ryle và Hewish cho công trình tiên phong của họ về vật lý thiên văn vô tuyến, nêu cụ thể đến công trình nghiên cứu của Ryle về kỹ thuật giao thoa vô tuyến cho các kính thiên văn và vai trò quyết định của Hewish trong việc khám phá các sao xung.

Bà là chủ tịch của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh từ năm 2002 đến 2004, chủ tịch Viện Vật lý từ tháng 10/2008 đến tháng 10 năm 2010, và là chủ tịch lâm thời sau cái chết của người kế nhiệm Marshall Stoneham vào đầu năm 2011. Bà đã trao toàn bộ khoản tiền thưởng trị giá 2.3 triệu bảng của Giải đặc biệt của giải Đột phá trong Vật lý cơ bản năm 2018 để giúp phụ nữ, dân tộc thiểu số, và học sinh tị nạn trở thành nhà nghiên cứu vật lý. [16][17]

  1. ^ Who's Who 2017.
  2. ^ Lurgan Mail 2007.
  3. ^ Bell Burnell 2007, tr. 579–581.
  4. ^ Bell 1968.
  5. ^ a b Hewish và đồng nghiệp 1968, tr. 709.
  6. ^ a b Pilkington và đồng nghiệp 1968, tr. 126.
  7. ^ AIP 2000.
  8. ^ The Life Scientific 2011.
  9. ^ Cosmic Search Vol. 1.
  10. ^ BBC Scotland 2014.
  11. ^ Hargittai 2003, tr. 240.
  12. ^ Westly 2008.
  13. ^ Judson 2003.
  14. ^ McKie 2010.
  15. ^ Nobelprize.org 1974.
  16. ^ Sample 2018.
  17. ^ Kaplan & Farzan 2018.

Developed by StudentB